CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ
CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ

Trang chủ > Chuyên trang > Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) > Tin tức - Sự kiện

Thứ Tư, 24/04/2024 | 21:04:33 GMT+7

Vòng đặt âm đạo dự phòng HIV cho phụ nữ có nguy cơ cao nhiễm HIV

21/09/2021 | 722 lượt xem

Thu Phương

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV mà chúng ta quen gọi là PrEP là một chiến lược mới điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV đối với những người chưa nhiễm HIV, biện pháp này có khả năng giảm nguy cơ lây nhiễm tới 90%. Hiện nay tại Việt Nam có hàng chục ngàn người đang sử dụng PrEP để dự phòng lây nhiễm HIV và số người sử dụng PrEP chắc chắn sẽ tăng nhanh trong thời gian tới.

PrEP được viết tắt của cụm từ tiếng Anh - Pre-Exposure Prophylaxis – có nghĩa là điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV – Sử dụng thuốc kháng HIV cho các cá nhân chưa bị nhiễm HIV (HIV âm tính) và có nguy cơ lây nhiễm HIV cao. 
PrEP giúp phòng ngừa lây nhiễm HIV trong cơ thể bằng cách ngăn cản sự xâm nhập và nhân lên của vi rút HIV dùng để tạo ra các bản sao virus mới. 
PrEP là sự kết hợp của 2 loại dược phẩm kháng vi rút là TENOFOVIR DISOPROXIL FUMARATE (TDF) 300mg và EMTRICITABINE (FTC) 200mg trong một viên nén với liều dùng mỗi ngày một viên.
Người sử dụng PrEP
PrEP được chứng minh rất hiệu quả với các nhóm đối tượng sau:
- Nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM);
- Người chuyển giới nữ (TGW);
- Phụ nữ bán dâm;
- Các cặp dị nhiễm tức có 1 người nhiễm và một người không nhiễm HIV trong đó người nhiễm HIV chưa điều trị bằng thuốc ARV hoặc điều trị ARV chưa đủ 6 tháng, hoặc đã điều trị ARV trên 6 tháng nhưng vì lý do nào đó mà tải lượng HIV không đạt được dưới ngưỡng 200 bản sao/ml. Trường hợp xét nghiệm tải lượng HIV của bạn tình nhiễm HIV <200 bản sao/ml thì không cần điều trị dự phòng trước phơi nhiễm cho bạn tình không nhiễm HIV vì với tải lượng vi rút dướu 200 bản sao, người nhiễm HIV khi đó sẽ không làm lây truyền HIV cho bạn tình của họ.

Tháng 6/2021, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khuyến cáo vòng đặt âm đạo Dapivirine (DPV-VR) được coi là một trong các lựa chọn dự phòng trước phơi nhiễm HIV cho phụ nữ có nguy cơ cao nhiễm HIV kết hợp với các biện pháp dự phòng khác.
Vòng DPV-VR được làm từ cao su, dễ dàng đặt, thuốc Dapivirine được giải phóng dần trong vòng 28 ngày. Sau đó, khách hàng cần thay vòng đặt khác. Mục tiêu của việc đặt vòng DPV-VR là giảm nguy cơ nhiễm HIV qua đường âm đạo cho phụ nữ có nguy cơ cao nhiễm HIV, được sử dụng cùng với các biện pháp quan hệ tình dục an toàn khác. DPV-VR có thể được sử dụng cùng với thuốc PrEP đường uống cho phụ nữ không muốn/ không có khả năng uống thuốc PrEP hàng ngày.
Từ tháng 11/2020, vòng DPV-VR được liệt kê trong danh mục thuốc thông qua kiểm định của WHO (WHO’s prequalification list of medicines).
Tổ chức Y tế thế giới nhấn mạnh rằng việc cung cấp dịch vụ dự phòng trước phơi nhiễm cho phụ nữ cần được liên kết với các dịch vụ khác, bao gồm chẩn đoán và điều trị bệnh lây qua đường tình dục, tư vấn xét nghiệm HIV và điều trị HIV cho người nhiễm, cùng với các biện pháp tránh thai khác.

Trong bối cảnh hiện chưa có vaccine để phòng ngừa, phương pháp dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng virus (PrEP) được coi là một giải pháp hữu hiệu. PrEP viết tắt của cụm từ tiếng Anh (Pre-Exposure prophylaxis ), có nghĩa là điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV.

PrEP viết tắt của cụm từ tiếng Anh (Pre-Exposure prophylaxis ), có nghĩa là điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV. Nó cũng có có nghĩa là một người có hành vi nguy cơ cao nhiễm HIV, nếu sử dụng thuốc kháng virus (ARV) mỗi ngày, sẽ dự phòng không bị nhiễm HIV. Thuốc PrEP hiện đang sử dụng ở Việt Nam là sự kết hợp 2 loại thuốc ARV là Tenofovir và Emtricitabine. Khi dùng thuốc hàng ngày, nồng độ thuốc ARV trong máu có thể ngăn chặn không cho virus HIV xâm nhập và nếu chẳng may xâm nhập cũng không nhân lên trong cơ thể. Từ đó dự phòng được lây nhiễm HIV.

Các nghiên cứu đã chỉ ra PrEP có hiệu quả cao trong dự phòng lây nhiễm HIV nếu dùng mỗi ngày. Khi sử dụng PrEP mỗi ngày, PrEP có thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV đến hơn 90%. Tuy nhiên, nếu không tuân thủ dùng thuốc đều đặn hằng ngày, sẽ không thể dự phòng lây nhiễm HIV một cách hiệu quả. 

PrEP là một phương án dự phòng và Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo và nhiều quốc gia đã thực hiện từ nhiều năm nay. Phương pháp này tuy không thay thế được vaccine HIV nhưng là một cách đơn giản nhất, có thể giảm tới 2/3 nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm MSM qua các thử nghiệm lâm sàng và qua các can thiệp thực tế trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo PrEP nên được cung cấp bổ sung cho những người có nguy cơ nhiễm HIV cao trong gói dự phòng HIV kết hợp.

Thùy Trang